Triển vọng chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình

Triển vọng chuyến thăm Mỹ của Tập Cận BìnhWhen Xi Meets Obama
Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Mỹ tại thành phố Seattle, nơi đóng trụ sở của nhiều hãng công nghệ hàng đầu thế giới, hầu hết các nhà quan sát đều hướng tới cuộc gặp gỡ sau đó của ông với Tổng thống Barack Obama.Claremont, California – As Chinese President Xi Jinping begins his trip to the United States in Seattle, home to many of the world’s leading technology firms, most observers are looking ahead to his subsequent meeting with President Barack Obama.
Liệu cuộc gặp cấp cao này có thể đảo ngược xu hướng suy giảm liên tục trong quan hệ Mỹ – Trung kể từ khi ông Tập lên nắm quyền năm 2013 hay không?Can the summit reverse the downward spiral in US-China relations that began with Xi’s accession to power in 2013?
Đa phần mọi người đều đồng ý rằng mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới này đang ở trong tình trạng rất khó khăn.Few dispute that the world’s most important bilateral relationship is in deep trouble.
Với Mỹ, cách hành xử táo bạo tại Biển Đông, những cuộc tấn công mạng không ngừng nhắm vào các mục tiêu Mỹ, các chính sách kinh tế mang tính bảo hộ, và sự đàn áp chính trị trong nước ngày càng gia tăng của Trung Quốc đã phá hủy niềm tin rằng một nước Trung Quốc hội nhập toàn cầu sẽ là một đối tác hợp tác và có trách nhiệm.From the US perspective, China’s reckless behavior in the South China Sea, unrestrained cyber attacks against American targets, protectionist economic policies, and escalating political repression at home have demolished the belief that a globally integrated China would be a responsible and cooperative partner.
Thực vậy, những hành động gần đây của Trung Quốc đã trực tiếp thách thức các giá trị cốt lõi và lợi ích sống còn của Mỹ.Indeed, recent Chinese actions directly challenge vital American interests and core values.
Về phần mình, các lãnh đạo Trung Quốc nhìn nhận chiến lược “xoay trục sang châu Á” là một bước đi ngụy trang sơ sài của Mỹ nhằm siết chặt vòng vây địa chính trị đối với Trung Quốc.Chinese leaders, for their part, view America’s strategic “pivot to Asia” as a thinly veiled step to tighten its geopolitical containment of China.
Hơn nữa, họ bị ám ảnh với địa vị thống trị của Mỹ trong hệ thống công nghệ và tài chính quốc tế cũng như cam kết thúc đẩy dân chủ tự do của nước này – điều Trung Quốc coi là mối đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của Đảng Cộng sản.Moreover, they have become obsessed with US dominance in international finance and technology and, most important, America’s ideological commitment to liberal democracy, which they regard as an existential threat to the Chinese Communist Party (CCP).
Thái độ ăn miếng trả miếng và ngờ vực lẫn nhau đã khiến quan hệ Mỹ – Trung đi xuống mức thấp nhất kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn 1989.The toxic mix of mutual mistrust and tit-for-tat behavior has brought Sino-American ties to their lowest point since the Tiananmen Square massacre of 1989.
Nhiều người quan ngại rằng Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ đối đầu nhau trong một cuộc chiến tranh lạnh mới.There is now widespread concern that the US and China may be headed for a new cold war.
Đối với Tập Cận Bình, lợi ích trong chuyến thăm Mỹ lần này là vô cùng lớn.For Xi, the stakes of his US trip could not be higher.
Mặc dù để duy trì ảnh hưởng trong nước với tư cách một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, ông cần phải kiên trì luận điệu và các chính sách dân tộc chủ nghĩa, nhưng Tập cũng cần đưa mối quan hệ quan trọng số một với Mỹ đi vào ổn định.To maintain his domestic image as a strong leader, he must stick to his nationalist rhetoric and policies. But he also needs to stabilize the all-important relationship with the US.
Dựa trên những động thái gần đây của Mỹ và Trung Quốc, chúng ta chỉ có thể mong đợi những thành công khiêm tốn trong một số lĩnh vực gây tranh cãi.Judging by recent moves by China and the US, we can expect modest success in a few contentious areas.
Bản thân những bước tiến như thế tuy không làm thay đổi động lực mang tính đối đầu giữa hai nước nhưng có thể ngăn chặn mối quan hệ song phương trở nên tồi tệ hơn, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.While such improvements, on their own, will not change the relationship’s adversarial dynamic, they may halt the deterioration in bilateral ties, at least for now.
Trước cuộc gặp cấp cao, cả Mỹ và Trung Quốc đều có những bước đi tích cực, dù mang tính biểu tượng, để bày tỏ thiện chí của mình và cải thiện bầu không khí ngoại giao.On the eve of the summit, both the US and China took positive, albeit symbolic, steps to demonstrate their goodwill and improve the diplomatic atmosphere.
Mỹ đã dẫn độ một quan chức Trung Quốc cấp thấp về nước để đối mặt với các cáo buộc tham nhũng.The US extradited a low-level Chinese official to face corruption charges.
Chính quyền Obama cũng quyết định không tuyên bố các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân và cơ quan Trung Quốc bị cho là có liên quan tới các cuộc tấn công mạng nhằm vào các công ty và cơ quan chính phủ Mỹ.The Obama administration also decided not to announce sanctions against Chinese entities and individuals allegedly involved in cyber attacks on American companies and government agencies.
Về phần mình, Trung Quốc đã trả tự do cho một nhà hoạt động nhân quyền và gửi một phái đoàn cấp cao đến Mỹ để thảo luận về vấn đề an ninh mạng.For its part, China released a human-rights activist and dispatched a high-level delegation to the US to discuss cyber security.
Thực tế, hai bên được cho là đang đàm phán về một thỏa thuận bước ngoặt có thể ngăn chặn các cuộc tấn công mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của mỗi bên.In fact, the two sides are reportedly negotiating a landmark deal that would prohibit cyber attacks against each other’s vital infrastructure.
Một thỏa thuận về vấn đề này có lẽ là kết quả quan trọng nhất của cuộc gặp cấp cao, mặc dù các dạng tấn công mạng khác dường như không được điều chỉnh bởi thỏa thuận này.An agreement on the issue could be the most important outcome of the summit, although other types of cyber attacks are unlikely to be covered by it.
Lợi ích lớn nhất với Trung Quốc là Hiệp định Đầu tư Song phương (IBT).For China, the biggest prize is a bilateral investment treaty (BIT).
Trong thực tế, một thỏa thuận như vậy giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho các chủ thể Trung Quốc đầu tư và hoạt động tại Mỹ cũng như tăng khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc cho các doanh nghiệp Mỹ.In practical terms, a US-China BIT would make it easier for Chinese entities to invest and operate in the US and increase American firms’ access to Chinese markets.
Thỏa thuận này mang lại lợi ích trong ngắn hạn dành cho Tập Cận Bình bởi vì nó có ý nghĩa như một lá phiếu tín nhiệm của Mỹ dành cho nền kinh tế đang gặp khó khăn của Trung Quốc.Such a deal would be a near-term boon for Xi, because it would represent a vote of confidence by the US in China’s struggling economy.
Tuy nhiên, kể cả trong hoàn cảnh thuận lợi nhất, thì các viễn cảnh về một IBT cũng đều không chắc chắn.But the prospects for a BIT are uncertain, at best.
Quốc hội Mỹ vẫn giữ thái độ hoài nghi mạnh mẽ, và cộng đồng doanh nghiệp Mỹ cũng cần một sự thuyết phục.The US Congress is deeply skeptical, and the American business community needs convincing as well.
Cả hai đều đã phải thất vọng nặng nề với chính sách thương mại theo kiểu trọng thương (bảo hộ) của Trung Quốc sau khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.Both have been bitterly disappointed by China’s mercantilist trading policies after its accession to the World Trade Organization.
Do những vấn đề gây tranh cãi vẫn còn chưa được giải quyết, khó có thể ký được hiệp định này trong thời gian diễn ra cuộc gặp cấp cao.Given how many contentious issues remain unresolved, an accord is unlikely during the summit.
Tranh chấp Biển Đông có lẽ là nút thắt ngoại giao khó giải quyết nhất.The South China Sea dispute may prove to be the toughest diplomatic nut to crack.
Trung Quốc đã đặt vị thế quốc gia và uy tín dân tộc chủ nghĩa của các lãnh đạo đất nước vào vấn đề này, có nghĩa là Tập chắc chắn sẽ từ chối yêu cầu ngừng tất cả những hoạt động được coi là quân sự hóa các đảo nhân tạo mới trong những vùng nước tranh chấp.China has staked its national prestige and its leadership’s nationalist credentials on this issue, which means that Xi is likely to rebuff US demands that China cease all activities seen as militarizing its new artificial islands in disputed waters.
Người ta chỉ có thể mong đợi một cách thực tế rằng hai bên sẽ đưa ra một tuyên bố mang tính hình thức ghi nhận những bất đồng quan điểm giữa hai bên.The most that can be realistically expected is an insipid statement of the two sides’ agreement to disagree.
Tuy nhiên, chủ đề mang tính nhạy cảm chính trị nhất đối với Trung Quốc không phải là an ninh mạng hay Biển Đông mà là sự đàn áp thẳng tay của chính quyền đối với các quyền tự do dân sự và quyền con người đang diễn ra tại Trung Quốc.But the most politically sensitive topic for China has little to do with cyber security or the South China Sea. It is China’s ongoing crackdown on civil liberties and human rights.
Đứng trước áp lực rất lớn từ trong nước, Obama đã tuyên bố rằng chương trình làm việc của cuộc gặp cấp cao với Tập sẽ bao gồm cả vấn đề nhân quyền.Facing enormous domestic pressure, Obama has announced that human rights will be on the agenda of his summit with Xi.
Tuy nhiên, Tập chắc chắn sẽ không có bất kỳ sự nhượng bộ nào bởi vì làm như vậy sẽ phá hủy vị thế chính trị của ông trong Đảng Cộng sản và hủy hoại một vấn đề trọng tâm trong tầm nhìn chính trị của ông, đó là sự tái áp đặt quyền kiểm soát chính trị đối với một xã hội năng động.But Xi is unlikely to make any concessions, because doing so could damage his political standing within the CCP and undermine a central component of his political vision: the reassertion of political control over a dynamic society.
Rốt cuộc, câu hỏi quan trọng đặt ra trước cuộc gặp cấp cao là liệu Tập có đủ khả năng để sửa chữa những thiệt hại đã gây ra cho quan hệ Mỹ – Trung những năm gần đây hay không.Ultimately, the key question looming over the summit is whether Xi will be able to offer enough to repair the damage done to Sino-US relations in recent years.
Chắc chắn là có cố gắng làm điều đó còn hơn là không.To be sure, trying is better than doing nothing.
Tuy nhiên, điều thực sự quan trọng là sau cuộc gặp cấp cao, Trung Quốc có thực hiện những hành động cụ thể cho thấy bước chuyển thực sự ra khỏi những chính sách vốn làm cho quan hệ song phương lao dốc hay không.But what really matters is whether, after the summit, China takes concrete actions that reflect a genuine shift from the policies that have fueled the deterioration in bilateral ties.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *